BỘ CÂU HỎI NÀY CHẮC CHẮN SẼ GIÚP KINH DOANH 2022 THÀNH CÔNG HƠN

Bạn đã xác định hướng đi trong năm mới cho công ty với các mục tiêu cụ thể. Nếu vậy thì đây chính là lúc bạn xem lại tất cả để có thể điều chỉnh kịp thời trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào. Những câu hỏi gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra lại các kế hoạch, mục tiêu mà bạn đã đặt ra.

1. Thời hạn cho một kế hoạch của công ty bạn là bao lâu?

Phần lớn các công ty hiện nay thường đặt ra những kế hoạch với thời gian thực hiện từ 12 – 24 tháng. Thời đại Internet cho phép bạn rút ngắn thời gian này, song liệu việc rút ngắn đó có ảnh hưởng gì đến mục tiêu chiến lược lâu dài của doanh nghiệp? Bạn đã nghĩ đến việc doanh nghiệp mình sẽ đạt được những thành quả gì trong thập kỉ này chưa? Nó sẽ có tác động hay ảnh hưởng gì trong thế kỉ này?

Có thể bạn sẽ trả lời rằng bạn cần phải dành thời gian cho những công việc cấp bách trong hiện tại hơn là nghĩ đến những chuyện nghe có vẻ quá xa vời như thế, rằng bạn cần nhìn thấy lợi nhuận từ việc đầu tư của mình càng sớm càng tốt. Cũng đúng, song cần lưu ý là trước hết bạn phải có một cái nhìn chiến lược, từ đó mới có thể xác định được các kế hoạch ngắn hạn hơn nhằm thu được lợi nhuận lớn hơn trong những năm tiếp theo.

2. Nhu cầu của khách hàng tiềm năng sẽ thay đổi theo hướng nào?

  • Bạn có cách nào để tìm hiểu những thay đổi đó không?
  • Công ty bạn có hành động thiết thực nào để giúp các công ty khách hàng trước những khó khăn nếu có?
  • Khách hàng gián tiếp của bạn mong muốn gì?

Trong khi tiến hành điều tra những thông tin này, đừng bỏ qua việc tìm hiểu xem liệu có những thay đổi nào từ nhà cung cấp của bạn không. Rất có thể những thay đổi đó chính là cơ hội của bạn hoặc chúng là những dấu hiệu cảnh báo một tin xấu nào đó cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn.0

Hãy điều tra thông tin về các nhà phân phối của công ty. Khách hàng của họ có thay đổi gì không? Bạn có thể làm gì để tạo ra lợi nhuận từ cả hai đối tượng này?

3. Nhân sự - có cần cắt giảm?

Mỗi nhân viên trong công ty được giao những nhiệm vụ khác nhau theo khả năng của họ để cùng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải ai cũng làm hết khả năng và trách nhiệm . Hãy xem xét lại việc này dựa trên quy luật 80 – 20 : 20% nhân viên tạo ra 80% giá trị cho công ty, trong khi 80% nhân sự còn lại chỉ tạo ra được 20% giá trị. 10% nhân sự hầu như không “sản xuất” được gì.

Hãy giúp những nhân viên này tìm kiếm một môi trường khác thích hợp hơn để họ có thể cống hiến được nhiều hơn.

4. Bạn đã nghĩ ra được những giải pháp cho các vấn đề phát sinh trong thời điểm hiện tại, trong tuần sau, tháng kế tiếp hay trong vài năm nữa?

Bạn có tiên liệu được những khó khăn mà công ty có thể sẽ gặp phải trong thời gian tới ? Giải pháp mà bạn đưa ra chào bán hôm nay có thể chỉ giúp giải quyết những vấn đề hiện thời, không chắc chắn là nó sẽ còn hữu dụng trong tuơng lai. Trong công ty, ai sẽ là người làm công việc điều chỉnh và dự đoán các thay đổi đó?

Bạn có đang xây dựng những dự định tương lai của công ty hay chưa? Khách hàng chính của công ty sẽ là những ai, ở đâu?

5. Bạn tin tưởng gì vào ngành nghề mà công ty đang kinh doanh?

Đối với nhiều người, đây là một câu hỏi khá mới mẻ, bởi chúng ta hiếm khi dành thời gian nghĩ về những niềm tin của chúng ta.Tập hợp những niềm tin mà bạn có chính là yếu tố quyết định đến phần lớn những lựa chọn của bạn.

  • Có bao nhiêu phần trăm rủi ro?
  • Cái gì là có nhiều rủi ro và cái gì thì không?
  • Những nhiệm vụ nào cần thực hiện? Cần những nguyên vật liệu gì và thuê nhân công ở đâu?
  • Có nên hợp tác không và nếu có thì sẽ hợp tác với ai?
  • Hợp tác hay cạnh tranh?
  • Đối xử với nhân viên như thế nào? Khách hàng chờ đợi gì ở bạn?
  • Bạn mong muốn mọi người làm việc với cường độ ra sao?

Tất cả những quyết định trên đây bắt nguồn từ những niềm tin của bạn về viễn cảnh của công ty. Sau khi xác định được những niềm tin này, hãy tự đánh giá và phân biệt xem cái nào có thể hữu ích cho bạn nhất để nếu cần, bạn có thể xây dựng những niềm tin mới phù hợp hơn.

6. Hiện bạn đang phải đối mặt với những trở ngại nào?

Bạn đã lên kế hoạch và đang trong tiến trình thực hiện nó để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

  • Những chướng ngại nào có thể ngăn trở tiến trình này ?
  • Có thể đoán trước được những trở ngại đó hay không?

Đối với những trở ngại không thể đoán trước được, hãy biết cách liên hệ các dữ liệu khác nhau để liên tưởng đến những khả năng có thể xảy ra nhất. Tiếp theo là phân loại các trở ngại này theo tính khả thi và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tiến trình thực hiện kế hoạch của bạn. hãy vạch ra những kế sách để đối phó và giải quyết khi gặp phải những chướng ngại đó.

Việc này sẽ rất có ích bởi nó 1) giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt hơn 2) cho phép bạn có một cái nhìn rõ hơn và 3) bạn có thể tìm ra những phương cách tốt hơn để thực hiện kế hoạch của mình.

7. Bạn sẽ làm gì, nếu …?

Nguồn tài nguyên, vật liệu được tăng thêm hay giảm đi? Nếu bạn chắc chắn vào một khả năng thành công nào đó nhưng nó lại không có trong kế hoạch đã vạch ra, liệu bạn có dám làm ? Việc đầu tiên bạn sẽ bắt đầu làm ngay là gì, nếu như nguồn tài nguyên, vật liệu là vô tận ? Bạn tin chắc rằng công ty sẽ đạt được những thành công nào trong tương lai?

8. Vấn đề quan trọng nhất ngay trong thời điểm hiện tại là gì?

Hãy liệt kê ra những vấn đề riêng của thị trường và của bản thân công ty bạn. Công việc nào bạn đang phải giải quyết, việc nào đang tạm gác lại và vấn đề nào vẫn chưa được xác định rõ? Bạn sẽ giải quyết chúng ra sao?

Đối với những vấn đề đang được tạm gác lại, có thể tiến hành giải quyết được không ? Khi nào thì phải “thoả hiệp” ? Nếu không thỏa hiệp thì mọi việc sẽ ra sao? Có kinh nghiệm nào trong quá khứ tương tự để có thể áp dụng ?

9. Bạn có đang hy sinh gì để dể có thể đạt được những mục tiêu không?

“Hy sinh” là từ bỏ một giá trị nào đó để đổi lấy một giá trị lớn hơn. Bạn đã cân nhắc kỹ chưa hay chỉ chọn lựa một cách khinh suất ? Đừng nên xem nhẹ việc này.

Trong số những nhân tố bao gồm lợi nhuận, phát triển sản phẩm, doanh số, sự hài lòng của khách hàng, tuyển dụng và sử dụng lao động, tăng trưởng doanh thu hàng năm, vốn 

  • Đâu là mảng được chú ý nhiều nhất?
  • Bạn có qúa chú trọng vào một mảng nào đó mà lơ là các công việc khác hay không?
  • Có việc gì đáng ra phải hoàn thành nhưng đã không được thực hiện và bạn có cách nào để giải quyết chúng không?

10. Mục tiêu của doanh nghiệp là gì ?

Không chỉ chung chung là “làm cho doanh nghiệp giàu mạnh hơn”. Mục tiêu đó sẽ không đủ sức tạo động lực cho nhân viên của bạn. Mục tiêu không do bạn “phát minh” ra, mà nó đã có sẵn, nên bạn chỉ cần phát hiện và công bố nó.

  • Tại sao bạn lại đến công sở hàng ngày?
  • Bạn hy vọng sẽ đạt được thành công cụ thể gì?
  • Đội ngũ nhân viên của công ty thì sao, bạn có biết được tại sao họ lại đến nơi làm việc mỗi ngày?
  • Họ nghĩ gì về công việc mà họ đang làm?

Hãy tự trả lời những câu hỏi trên đây và bạn sẽ nhìn thấy mục tiêu cụ thể đó.

 

Huấn luyện Kinh Doanh và Phát Triển Con Người DnA

Tìm hiểu các chương trình huấn luyện kinh doanh, marketing, chiến lược tại:

www.dna.pro.vn

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

DNA - CON NGƯỜI ĐI TRƯỚC - CÔNG VIỆC THEO SAU

G

0912099800
Nhắn tin!